Phân thế bunkai Bài Quyền Kata Karate

Quyền Pháp ( Kata) của Karate-do

Quyền Pháp ( Kata) của Karatedo

I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA:

Quyền pháp là tổ hợp toàn bộ các cách thức và phương pháp được thể hiện trong các bài quyền. Trong môn võ KARATEDO mỗi bài quyền đều là một hệ thống các kỹ thuật động tác (Tấn pháp, thủ pháp, cước pháp và nhẵn pháp) được sắp xếp, bố trí một cách khoa học, hợp lý dựa trên nền tảng tư tưởng truyền thống và những kinh nghiệp thu được từ thực tiễn, các kỹ thuật căn bản trong mỗi bài quyền đã được biến hóa thành nhiều chiêu thức khác nhau để giúp người tập có thể dễ dàng củng cố, hoàn thiện và ứng dụng các động tác kỹ thuật vào trong hoạt động thực tiễn ( tấn công, phản công, phòng thủ ….). Đây cũng chính là sự đúc kết tinh hoa của môn võ dựa trên những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của hàng ngàn võ sư qua nhiều thế hệ. Vì vậy để thu được hiệu quả cao khi tiến hành tập luyện hệ thống các bài quyền vận động viên nhất thiết cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu sau:

  • Thuộc bài, đi đúng kỹ thuật của từng đòn, thế ( Phối hợp nhuần nhuyễn giữa: Tấn pháp, di chuyển kết hợp thủ pháp, cước pháp và nhãn pháp).
  • Động tác thực hiện nhanh, mạnh, cương – nhu rõ ràng.
  • Thần – ý – lực phải hợp nhất trong quá trình thực hiện bài quyền.

II.PHÂN LOẠI CÁC BÀI QUYỀN:

Quyền pháp (Kata) ở Nhật bản được chia làm 2 loại là: Quyền cổ và Quyền mới.

– Quyền cổ: Tồn tại ở Nhật từ năm 1940 trở về trước, bao gồm các bài quyền mang nặng tính chiến đấu và rất khó tập đặc biệt là các bài như YEN và MAKI.

– Quyền mới: Xuất hiện từ năm 1940 cho đến nay và người Nhật đã dùng hệ thống các bài quyền này để phát triển rộng rãi ở các nước do nó mang đặc tính của hoạt động thể dục thể thao và rất dễ truyền bá, phổ cập trong quảng đại quần chúng. Trong hệ thống các bài quyền của môn KARATE – DO còn bao gồm cả các bài quyền đươn giản dành cho các môn sinh đai trắng để giúp họ làm quen với quyền pháp như các bài TAIKYOKU.

III.NHỮNG ĐIỀU CHÚ Ý KHI DIỄN ĐẠT BÀI QUYỀN.

1. Quy đinh bắt buộc
Số động tác được quy định trong bài quyền phải được trình bày đầy đủ không thừa, thiếu.

2. Khởi đầu và kết thúc bài quyền: Phải được thực hiện theo đồ hình (Embuson) của bài quyền và sau khi kết thúc người diễn đạt phải trở về đúng tại điểm xuất phát ban đầu.

3. Ý nghĩa bài quyền: Do mỗi kỹ thuật trong bài quyền đều có đặc tính và ý nghĩa riêng, cho nên người diễn đạt phải trình bày đầy đủ nội dung và nêu bật ý nghĩa của từng động tác kỹ thuật của bài quyền, vì đây chính là “hồn” của bài quyền.

4. Mục tiêu tấn công:

Một cao thủ không thủ đạo (karate – Ka) khi trình bài một bài quyền phải xác định rõ được mục tiêu (Kime) và độ chính xác của đòn đánh, có như vậy thì đòn tung ra mới chuẩn xác và hiệu quả.

5. Nhịp điệu và thời gian:

Nhịp điệu phải được thực hiện một cách hợp lý, thân người phải dẻo dai, linh hoạt, cương – nhu thùy lúc, tuyệt đối không được gồng cứng trong suốt thời gian diễn đạt bài quyền và cần phải luôn lưu ý tới những điểm sau:

  • Sự dụng năng lượng hợp lý
  • Sự tăng gia hoặc giảm bớt tốc độ thực hiện kỹ thuật phải được diễn đạt một cách hợp lý, rõ ràng, chính xác
  • Hoạt động cơ bắp phải được kiểm soát một cách kỹ càng trong từng động tác ( Gồng cứng hay thả lỏng )

6. Điều phối nhịp thở:

Khi diễn đạt bài quyền nhịp thở rất quan trọng, vì nó sẽ gây ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới hoạt động thể lực của vận động viên. Để có được nhịp thở đúng vận động viên phải hít vào và nén khí tại đan điền (tanden) khi tung đòn đánh, đòn đỡ (Uke) thở ra sau khi hoàn thiện một chuỗi kỹ thuật và cứ như vậy duy trì nhịp thở đều đặn trong suốt quá trình diễn đạt bài Quyền. Hơi thở thường được tạm dừng lại khi thét “Kiai) và tiếng thét này (ở đoạn giữa và cuối bài quyền) phải được thực hiện trong nhịp thở ra sau khi hoàn thành một cách mạnh mẽ một tổ hợp kỹ thuật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *